Theo cách tập luyện và lý thuyết được phân ra nội đan và ngoại đan. Sự phân chia đó cho bạn phân biệt được hai cách tập khí công.
Nội đan : trước kia giữ bí mật, nó chuyên luyện khí bên trong đi sâu vào bên trong cơ thể “giải thích chữ nội” để tạo ra thuốc hay dược giải thích cho chữ “đan” để chữa các bộ phận ẩn bên trong như tạng phủ thường khu vực này tập trung nhiều thân người, khi tập được cái này thần sắc và thần khí lộ rõ ít thấy bệnh tật xuất hiện. Khí thông bên trong kinh mạch, người này khoẻ ít tật bệnh. Thường thuộc khí công đạo giáo và liên quan đến kéo dài tuổi thọ và tâm linh để rền luyên tâm ý tính khí tốt thiện theo đúng xu hướng phát triễn của xã hội và thiên nhiên. Nhưng điều kiện cần có và đủ để luyện là không bệnh tật. Để cần hoàn chỉnh cũng cần tập ngoại đan. thường là bài tẩy tủy kinh phật gia và khí công tĩnh thông tiểu châu thiên của đạo gia
Ngoại đan: là chuyên luyện bên ngoài như môn thể hình là chuyên luyện khí bên ngoài cơ thể thường là khu vực tứ chi, khu này luyện tập thì chữa được các biến dạng thể hình bên ngoài chưa nẩy nở hoàn chỉnh khiến có vẻ đẹp bên ngoài của người là thể hình đẹp theo vẻ đẹp khí vật chất bên ngoài nhìn thấy khoẻ mạnh ngay. Khi luyện tập cái này khí luân chuyển ra cơ bắp da thịt lộ rỏ vẻ đẹp thể hình, Vẻ đô con là câu thường nói. Thường thuộc phật gia khí công chuyên luyện chuẩn thể xác không bệnh tật thì mới đến luyện
khí và thần đi đến tu tâm dưỡng tánh. Một khi khí đã hoàn chỉnh bên ngoài sẽ tràn đầy thấm vào bên trong qua kinh mạch để nuôi dưỡng tạng phủ, nên phải biết nội đan thì mới hoàn chỉnh.
Ngoài ra có thể phân loại theo mục đích luyện tập khí công:
- Dưỡng sinh: Tập để bảo trì bảo dưỡng cơ thể và tinh thần không cho khai sinh bệnh tật duy trì sinh lão tử bỏ chữ bệnh
- Chữa bệnh: Tập để chữa bệnh đã mắc phải, mãn tính hay nhẹ nặng đủ loại
- Võ thuật: Tập có sức khoẻ mạnh để phối hợp võ thuật thành công trong tấn công
- Tâm linh: từ thân thể tốt tánh khí tốt luyện thần cho tốt để có những suy nghĩ mở rộng định hướng lối sốn hoàn thiện cho con người có khả năng đưa ra những lý luận mới giúp con người sống càng hoàn thiện hơn trước kia, có khả năng sáng tạo ra tôn giáo mới hay nhận thức mới về nhân sinh quan…. cải biến thành nhiều tánh tốt cao hơn người thường, thường tập trong giới tu hành các tôn giáo…
+ Loại một và hai : là thường nhân
+ Loại ba là võ sư
+ Lọai bốn là các nhà tôn giáo