Khí công là khoa học về năng lượng tồn tại trong thế giới, nghiên cứu về khí qua quân bình khí âm dương trong thếgiới. Nguyên lý tổng quát của nó còn gọi là đạo của đạo giáo vừa là nền tảng chỉ nam cho các nguyên tắc triết học phương đông. Đạo không những dùng để giải thích vềthiên nhiên mà bao hàm luôn cả các vấn đề về con người và đạo cũng giúp con người tìm ra các hướng đi cải tiến về sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ cho con người.
Từ đó sự nghiên cứu về lưu thông khí trong cơ thể người trở thành khoa khí công con người. Theo nguyên lý y thuật, khí hay năng lượng của cơ thể biểu thện âm khí, còn cơ thể biểu hiện cho dương khí. Vì thế cho nên khí không nhìn thấy được nhưng lại cảm nhận được sự hiện hữu của nó. Âm khí biểu hiện trong cơ thể như suy nghĩ của người, tinh thần hay nguyên thần của người, linh hồn , còn dương khí biểu hiện kết quả của quyết định âm khí tạo ra.
Từ đó tạo ra sự sinh tồn của con người. Âm dương khí luôn tương tác nội bộ lẫn nhau khiến cuộc sống sinh tồn. Khí là gốc của sự sống và sự vận động của thể xác là sự biểu hiện ra bên ngoài của sự sống của con người. Nên nếu khí dương thịnh thì vận động cơ thể rất linh hoạt. nếu dương khí quá mạnh hay yếu thì có sự mất cân bằng xãy ra bệnh tật xuất hiện. Bệnh tật là kết quả của mất cân bằng âm dương nhị khí trong cơ thể người.
Học khí công, nên biết định nghĩa khí và khí công thông qua quá trình hình thành môn khí công, bạn hiểu các khái niệm và bí quyết quan trọng làm thếnào và tại sao phải làm như thếtrong cách thực hành tập môn khí công. Riêng về môn thái cực khí công các bạn phải tìm hiểu âm dương nhị khí trong môn thái cực khí công và biết một sốthức và động tác tập thái cực khí công.
Bí quyết tăng sức khỏe của khí công
Lúc tập khí công có ba trạng thái cốt lõi trong khí công các bạn cần phải lưu tâm trong động khí công hay trong tĩnh khí công:
1 – Căng: là hành động cử động cho chính xác – là cương có trong cơ gân bắp thịt chủ yếu dùng ý, đó là kéo dài thời gian làm stress thần kinh, đưa trạng thái hưng phấn vào thần kinh, đưa sự làm việc vào bộ phận đó => là dương trong ý nghĩa kinh dịch
2 – Ngưng: là trạng thái nhận tiếp thu được khí hay năng lượng thấm vào, do hành động tạo trạng thái tiêu thụ vật chất tại chổ đó, thấm nhiều năng lượng quan trọng là chỗ này, để máu huyết khí vào đầy đủ đả nhận cho bằng hết đã.
3 – Thư giãn: là điều cốt lõi của môn khí công – các khí công sư đều lấy giai đọan này là gốc luyện tập khí, giai đọan cân bằng âm dương, phục hồi nguyên khí do chỗ tập tạo ra ngõ hầu có khí tích lũy để sửa sai sau này, lúc này sức khoẻ được tăng đáng kể sự thư thái thoải mái của khí bạn được cảm nhận sức khoẻ tăng cao.
Thông tiểu châu thiên, hay thông nhâm đốc mạch
Trong khí công khi tập tụ khí đan điền, các học viên tập sao cho cơ thể co lại khu vực đan điền, thì trạng thái co sẽ xuất nhiệt lượng, và tạo áp tăng dần, khi áp lực đạt trình độ nhất định sẽ có hướng cảm giác khí bành trướng ra theo hình cầu, áp lực lớn trong khi kinh lạc lại có trở suất thấp nhất, tất nhiên khí sẽ theo nhâm đốc đi, mà cơ thể ta như chai dốc ngược phía sau, ngay trường cường nên đòi hỏi tập đan điền khí công đến giai đọan đủ lớn để áp lực đi ngược qua đầu nhỏ đi lên, trạng thái nén để đi lên tạo ra thở đan điền hay thở thánh thai, đan điền hút gần nửaa giờ trở lên mới đủ áp vượt tam quan dần dần…thai tức xuất hiện đây là trạng thái thông tiểu châu thiên xuất hiện.