Ý nghĩa của từ
Dịch là thay đổi
Cân là gân, các kinh cân trong đông y gồm 12 kinh cân. Kinh là 12 kinh mạch trong đông y.
Dịch cân kinh là sự biến đổi chất và lượng của kinh cân dẫn đến biến đổi chất và lượng trong kinh mạch. Đây là bí quyết của Đạt Ma đã phát hiện cách chúng ta trên ngàn năm. Phát hiện này có tính chất khoa học mà ngày nay chúng ta mới phát hiện, kinh mạch vô hình có tính điều hành các tạng phủ của cơ thể nhưng làm sao điều hành được cơ chế này. Hai bàn tay và hai bàn chân giúp con người đi xa tìm ra đất mới hai tay giúp con người xây dựng nên một thế giới hùng cường nhà cao tầng với các máy bay hoả tiển liên lục địa, vũ khí hạt nhân, thế mà chính hai bàn tay trở ngược lại xây dựng được cái bên trong của cơ thể nơi mà ta khó làm chủ và quản lý điều hành được chúng
Kinh cân là dạng vật chất hữu hình trong cơ thể ta gồm các cơ gân xương liên kết thành một hệ thống truyền lực và chấn động từ các ngón tay, ngón chân vào đến tận điểm nối kết của kinh mạch khi khí đi hữu hình ngoài da cơ gân xương trước khi biến thành động lực vô hình là khí tương ứng của tạng phủ như phế khí, tâm khí, tỳ khí, vị khí, đại trường khí.
Vô hình chung khi lưu ý đến hệ thống kinh cân ta thấy có sự liên kết với hệ thống kinh lạc từng tạng phủ trong cơ thể người. Sự biến đổi vật chất sẽ sinh ra biến đổi vô hình của vật chất của chính nó khi vận động.
Vật chất vận động có khoa học thì sẽ sản sinh một “tính thông minh” là nó biết lập lại khi không vận động, sự biết lập lại ghi bằng não một khi não vận hành thì ta chỉ cần suy nghĩ là các cơ gân xương mấp máy vận động, tất nhiên là ta có khả năng tác động ngược lại vật chất chi phối được vật chất của cơ thể.
Khi hệ thống một kinh cân vận động với một thời gian hữu hạn thì nó nóng lên, nhờ đó vô tình làm thông kinh mạch mà nó đang bao bọc vì kinh mạch của tạng phủ đó nằm theo kinh cân. Vậy cần sự sáng tạo động tác để làm nóng kinh cân có hệ thống có tính thường xuyên lập lại đến một lúc nào đó có thể là 10.000 lần thì hệ thống kinh mạch đó có thể điều hành được bằng suy nghĩ, người đặt tên là “vận hành khí kinh mạch” đó. Vậy ta đã có phát hiện:
Tập kinh cân của phế thường xuyên
Sẽ thông được kinh mạch phế, ta sẽ cảm nhận được
Điều hành được kinh mạch phế qua tác động đầu ra hay đầu vào để tạo cảm nhận có thật
Qua ba công đọan đó ta có thể tạo khí thông vào kinh đó qua suy nghĩ hình thành qua nhiều lần mấp máy đầu vào hay ra khi luyện động công. Khi tập tĩnh công, ta chỉ cần suy nghĩ thì sẽ có vận hành khí kinh mạch đó.
Đây là quá trình từ động nhiều lần với mục đích căng các cơ bắp theo sơ đồ kinh mạch có hiệu quả nhất não sẽ ghi thành ý thức, lúc đó ta sẽ dùng ý để trương cơ bắp, khí vào mạch lâu ngày sẽ cương cứng làm bên ngoài đánh vào không có cảm giác đau khi ta dùng ý không động ý, nếu ta động ý theo thuyết âm dương nhị mạch thì khí vận hành theo kinh mạch thông kinh lạc mạch.
Đây chính là khám phá bất hư truyền của đạt ma là động tay chân động kinh cân thì vận hành khí được trong kinh mạch, khám phá ra vận hành đại châu thiên đưa khí vào tạng phủ chữa được bệnh tạng phủ.
Kinh mạch khí lưu hành thì ta có thể bổ sung thêm khí cho kinh mạch đó ngoài sự vận hành hai giờ của thiên nhiên vào 12 tạng phủ giống như tại mỗi kinh mạch ta có máy phát điện riêng khi cần ta hoà nhập hệ thống điện toàn thân, tất nhiên là ta có thể chữa được bệnh của tạng phủ đó, khi đó ta đã làm bạn được với tự nhiên giúp cơ thể tự phục hồi nhanh chóng hơn thời gian thiên nhiên cung cấp định kỳ.
Đó là khái niệm vận khí chữa bệnh cho tạng phủ kèm theo vận hành khí cho mười hai kinh lạc là đại châu thiên mà bấy lâu nay ta chưa biết cách vận hành. Còn tiểu châu thiên thì hiểu ngay là do đại châu thiên đổ khí về làm đầy khi vận hành nó phải cần có cơ chế đan điền âm dương thì vận hành mới liên tục từ cột sống qua ngực và bắn thẳng qua xương cùng để hình thành chu trình kinh, có nhúc nhích xương cùn cho đốc mạch và co lưỡi cho nhâm mạch, cả ba cơ chế đó làm lưu thông nhâm đốc và phát minh ra thở đan điền để làm thông tiểu châu thiên. Trong tỉnh lặng một biến động tại một điểm sẽ gây khí vận hành theo khắp nơi nhưng luôn theo đường của thiên nhiên cho nó đi. Đó là sự vận hành tự nhiên của khí trong một kinh mạch khi ta tập thông một kinh mạch.
Do đó, các động tác dịch cân kinh cần chuẩn xác làm thế nào cho kinh cân tương ứng đều ở trạng thái dương khi lấy khí vào sau đó phải ngưng để lan khí, sau đó thư giãn ở trạng thái âm để thoát khí ra kéo độc tố ra ngoài. Khi trạng thái vô cực có dương có âm sẻ sanh trạng thái khí trong nơi vận hành khí này sẽ chắc chắn chạy theo kinh lạc do thiên nhiên tạo ra, bạn thấy nó giống như giao thông kinh mạch.
Ta lấy một ví dụ minh họa : Khí bên ngoài vào qua hệ thống khép kín kinh phế và đại trường sẽ sanh ra phế khí. Phế khí có chức năng làm cho mọi nơi tự lấy O2 và làm thư giãn phục hồi sức tái tạo tế bào hư cho phổi.
Do đó bí quyết :
Động tác uốn éo sao cho kinh cân dương, đầu mút kinh mạch phải có kích động theo sơ đồ kinh cân
Thu khí – ngưng thu – xã khí phải có đủ thời gian cần và đủ để vận hành theo kinh cân
Khí tự tạo ra sẽ quen dần và cảm nhận được bạn sẽ vận hành được nó theo sơ đồ kinh mạch
Tuy nhiên sự vận hành khí này có tính một chiều không luân chuyển liên tục thường gây gia tăng khí không tổ chức kỷ luật cho toàn cơ thể, do đó khi tập lâu phải nhờ bài thái cực khí công cho nó luân chuyển tránh gây ức chế khí cho toàn hệ thống hỗ trợ. Nên phát minh thái cực khí là điều cần thiết.
12 thức căn bản:
Dịch Cân Kinh – Thức thứ nhất: Cung thủ đương hung (Chắp tay ngang ngực).
Dịch Cân Kinh – Thức thứ Nhì: Lưỡng Kiên Hoành Đản (Hai vai đánh ngang).
Dịch Cân Kinh – Thức thứ Ba: Chưởng Thác Thiên Môn (Hai tay mở lên trời)
Dịch Cân Kinh – Thức thứ Tư: Trích Tinh Hoán Đẩu (Với sao, đổi vị)
Dịch Cân Kinh – Thức thứ Năm: Trắc Sưu Cửu Ngưu Vỹ ( Nghiêng mình tìm đuôi trâu).
Dịch Cân Kinh – Thức thứ Sáu: Xuất Trảo Lượng Phiên (Xuất móng khuất thân)
Dịch Cân Kinh – Thức thứ Bảy: Bạt Mã Đao Thế (Cỡi ngựa vung đao)
Dịch Cân Kinh – Thức thứ Tám: Tam Thứ Lạc Địa (Ba lần xuống đất)
Dịch Cân Kinh – Thức thứ Chín: Thanh Long Thám Trảo (Rồng xanh dương vuốt)
Dịch Cân Kinh – Thức thứ Mười: Ngoạ Hổ Phốc Thực (Cọp đói vồ mồi).
Dịch Cân Kinh – Thức thứ Mười Một: Hoành Chưởng Kích Cổ (Vung tay đánh trống)
Dịch Cân Kinh – Thức thứ Mười Hai: Đề Chủng Hợp Chưởng (Đưa gót hợp chưởng)
Khi tập các bài theo kinh cân sẻ thông được 12 kinh, 12 đường kinh, xếp theo thứ tự tuần hoàn kinh khí:
1. Thủ Thái Âm Phế Kinh.
2. Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh.
3. Túc Dương Minh Vị Kinh.
4. Túc Thái Âm Tỳ Kinh.
5. Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh.
6. Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh.
7. Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh.
8. Túc Thiếu Âm Thận Kinh.
9. Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh.
10. Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh.
11. Túc Thiếu Dương Đởm Kinh.
12. Túc Quyết Âm Can Kinh.
Kết quả luyện tập
Luyện 1 năm chuyển dịch được khí
Luyện 2 năm chuyển dịch được huyết
Luyện 3 năm chuyển được mạch
Luyện 4 năm chuyển được da thịt
Luyện 5 năm chuyển được tủy
Luyện 6 năm chuyển được cơ gân
Luyện 7 năm chuyển được xương cốt
Luyện 8 năm được chuyển được màu tóc
Luyện 9 năm được chuyển được hình dáng bên ngoài
Tiên phong đạo cốt
Như vậy ba năm đầu là ta tăng sức khoẻ nhờ thông kinh mạch, chín năm là trường sinh lâu già