Bệnh máu không đông nguy hiểm đến mức nào
Bệnh máu không đông hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu (hemophilia) do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu.
Ở người bình thường khi bị thương gây chảy máu, 12 yếu tố đông máu sẽ hoạt động để tạo các cục máu đông ngăn không cho máu chảy ra khỏi mạch máu. Tuy nhiên, do những thiếu hụt một trong 12 yếu tố đông máu ở người bệnh khiến không thể tạo ra các cục máu đông ngăn máu chảy ra ngoài.
Điều trị bệnh máu,nguyên nhân bệnh máu,máu
Bệnh thiếu hụt yếu tố đông máu có khá nhiều loại. Người ta lấy yếu tố thiếu hụt để đặt tên cho các dạng của bệnh máu không đông: Hemophilia A do giảm yếu tố đông máu thứ VIII; Hemophilia B do giảm yếu tố đông máu thứ IX, còn gọi là bệnh Christmas, được phát hiện năm 1953; Hemophilia C do giảm yếu tố đông máu thứ XI, còn gọi là bệnh Rosential, bệnh di truyền theo nhiễm sắc thể thường, thể lặn.
Hemophilia A là bệnh thường gặp nhất, chiếm 80-85%, Hemophilia B chiếm 10 – 15%, còn lại là Hemophilia C.
Hemophilia A là bệnh di truyền theo kiểu lặn và có quan hệ đến giới tính. Người mẹ có mang gen bệnh nhưng không mắc bệnh sẽ truyền cho nửa số con trai. Đàn ông sẽ truyền bệnh cho con gái.
Người mắc bệnh rối loạn đông máu sẽ dễ bị chảy máu và có thể gây tàn tật, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng chỉ với những vết thương rất nhỏ.
Người bệnh có thể bị chảy máu trong cơ thể như nướu răng, đường tiêu hóa, bàng quang, trong cơ bắp, dưới da, trong khớp xương… Bệnh nhân rất hay có những vết bầm tím ở những nơi dễ bị va chạm như cánh tay, chân, khớp gối, cổ, vai… Nếu máu chảy trong khớp mà không được điều trị sớm bằng cách bù yếu tố đông máu thiếu hụt có thể gây sưng, đau khớp dẫn đến viêm khớp thoái hóa cấp hoặc mãn tính.
Xuất huyết khớp có thể tiến triển qua 5 giai đoạn: Sưng mô mềm quanh khớp, lõng xương ở đầu xương, khớp bị biến đổi, hẹp các khe khớp và sụn bị phá hủy dẫn đến khớp bị xơ hóa, mất khoảng cách giữa khớp.
Người bị mắc bệnh rối loạn đông máu cần tiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi B và C vì họ thường xuyên phải bổ sung các yếu tố đông máu.
Hạn chế hoạt động mạnh hoặc những va chạm mạnh có thể dẫn đến chảy máu. Điều này cần đặc biệt chú ý khi lựa chọn ngành nghề làm việc. Không nên lựa chọn những ngành nghề nặng nhọc, dễ có những va chạm gây chảy máu có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Đến các cơ sở y tế ngay nếu gặp chấn thương bởi một vết thương nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng do máu không đông.
Cần cho bác sĩ biết tình trạng bệnh trước khi nhổ răng, cắt a-mi-đan, dùng thuốc giảm đau Aspirin và kháng histamine vì có thể ức chế ngưng tụ tiểu cầu. Không nên dùng thuốc kháng sinh steroid vì có nguy cơ chảy máu cao.
Nguyễn Quốc Khánh (Nguồn : http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/benh-mau-khong-dong-nguy-hiem-den-muc-nao-384422.html)
Cảm nhận của học viên Nguyễn Trọng Hiếu
Số ĐT: 01203796736
Địa chỉ: 37/1F(Cũ) 1050/4L(Mới) Đường Quang Trung, Q. Gò Vấp
Tôi cũng đã phải miễn thể dục ở trường khi bị căn bệnh này nếu lỡ bị đứt tay thì máu sẽ chay hoài không cầm, hoặc những vết thương ở trong miệng(răng, lợi) thì càng khó xử lý nên cách duy nhất là phải đến bệnh viện huyết học để truyền dịch huyết tương, chất mà tôi bị thiếu thì mới cầm máu được.
Ngay sinh ra tôi đã không may mắc bệnh máu khó đông (Hemophili A) tức là bị thiếu yếu tố 8 trong máu nên tôi không thể làm những việc nặng nhọc hoặc tập những bài thể dục mạnh…
Tôi cũng đã phải miễn thể dục ở trường khi bị căn bệnh này nếu lỡ bị đứt tay thì máu sẽ chay hoài không cầm, hoặc những vết thương ở trong miệng(răng, lợi) thì càng khó xử lý nên cách duy nhất là phải đến bệnh viện huyết học để truyền dịch huyết tương, chất mà tôi bị thiếu thì mới cầm máu được.
Và tôi cũng phải tránh những va đập mạnh vì như vậy chỗ va đập sẽ bị sưng to hoặc bầm tím lên. Cũng chính vì ít hoạt động nên thân thể tôi khá mập(76 kg). Đáng lẽ hết hè năm nay (2012) tôi đã vào lớp 12 nhưng tôi chỉ vào lớp 11 vì tôi phải học lớp 10 đến 2 năm lý do vì năm ngoái tôi bị trượt té chống cả đầu gối xuống bậc thềm. Cái té ấy nếu đối với người bình thường thì chỉ đau một tí là hết còn đối với tôi khi bị mắc căn bệnh máu khó đông này thì nó đã gây biến chứng.
Chỉ trong vài tiếng ngắn ngủi sau khi bị té, đầu gối của tôi đã xưng vù lên, nó xưng to đến nỗi chèn ép mạch máu và thần kinh khiến chân tôi bị tê dần và đau nhức. Đêm đó tôi đã thức trắng vì không ngủ được. Tôi đã phải xin phép nghĩ học cả tuần để đi truyền dịch huyết tương và dưỡng thương. Khi chỗ xương ở đầu gối tôi đỡ được khoảng 7 phần thì tôi lại xui xẻo té thêm 1 lần nữa. Lúc này vết xưng khong những to lên lại mà còn lan xuống nữa đùi. Lúc này tôi lại phải nghĩ thêm 1 thời gian để chữa trị nhưng vì thời gian nghĩ quá lâu mà vết thương thì bị chấn động mạnh nên lâu lành nên tôi đành phải lưu điểm 1 năm để năm sau học lại lớp 10.
Và tôi đã phải nằm gác chân cao cố định suốt gần 4 tháng đến gần hè. Lúc này chỗ xưng đã bớt khoảng 7, 8 phần nhưng vì nằm quá lâu ít cử động nên cả 2 chân tôi đều bị teo. Sờ vào đầu gối thì thấy cả xương. Lúc đó tôi tập đi, đứng rất khó khăn phải cặp thêm 2 cái nạng. Và trong suốt kì nghĩ hè năm ngoái tôi phải tập chân(cử động nhẹ) nên khi nhập học thì cơ chân tôi đã khỏe hơn một chút và có thể tự đi lại được không cần nạng nhưng đi chưa được bình thường vì chỗ xưng đã lành nhưng do để lâu nên đã bị cứng gân, cứng khớp (co vô hết cỡ không được mà thẳng hết cỡ cũng không được). Dù cơ chân có khỏe hơn nhưng vẫn còn teo chưa nở ra như bình thường nên tôi vẫn phải thường xuyên tập luyện.
Hình như vận xui vẫn chưa buông tha cho tôi, khi đi học được vài ngày, lúc mẹ tôi chở đi trên đường thì có một chiếc xe máy băng ngang qua đường đã quẹt trúng chân đau của tôi. Mặc dù quẹt trúng cổ chân tôi hất ngược ra sau nên gân chân tôi bị giật và chỗ đầu gối tôi bị ảnh hưởng chỉ hơi bị xưng nhưng cái chính khiến tôi không thể đi được vì gẫn chân tôi bị tổn thương không thể đặt bàn chân xuống đất vì bị thốn ở gân còn chân kia thì bị yếu do teo cơ cho nên tháng học đầu tiên mẹ tôi phải cõng vào lớp và phải nhờ bạn cõng ra lúc hết giờ học.
Chỗ đầu gối của tôi hình như khi tía đi tái lại thì nó đã bị cái vết ở đó. Tôi học ở trường THPT Trường Chinh sân trường khá rộng nên tôi phải đi nhiều cộng thêm mỗi khi trở trời là đầu gối tôi lại bị xưng. Nhưng vẫn có thể đi được. Vì tôi không dám nghĩ học thêm nữa nên phải đem theo nạng đi học khi bị đau. Và tôi phải chịu trận như thế trong học kì đầu.
Rồi một hôm khi ba tôi mời về một thầy dạy khí công – thầy Phí Tường Trúc của Thể Dục Hạnh Phúc để dạy cho anh em tôi và thế là tôi đã theo học. Trong tháng đầu tiên học tôi cảm giác như trong người mình có sự biến chuyển tích cực tôi cảm thấy sức khỏe của mình bắt đầu cải thiện, da thịt săn chắc và giảm được 2 kg.
Do chân của tôi không thể đứng trụ lâu một chỗ hoặc bước đi uyển chuyển theo những bài tập đứng nên thầy đã thiết kế riêng cho tôi bài tập ngồi và những bài tập tụ khí và đẩy khí xuống chân. Tính đến nay tôi đã theo học được hơn 3 tháng tôi cảm thấy cơ thể mình đã khỏe lên hẳn, da thịt đã săn chắc và vòng bụng cũng đã xẹp bớt và tôi chỉ còn khoảng 70 kg. Và cơ chân của tôi đã nở ra hơn một tí và đã khỏe hẳn, những bước đi của tôi đã có phần chắc hơn và mạnh dạn hơn mặc dù khớp gối của tôi vẫn chưa co vô được hết cỡ. Bây giờ tôi đã có thể tập những bài đứng.
Sau khoảng thời gian tôi theo học khí công thì tôi đã nhận ra rằng tập khí công là con đường duy nhất mà những người bị bệnh như tôi có thể đi vì một cơ thể sống nếu không có thể dục hoặc vận động thì sẽ teo tóp, đầy bệnh tật và yếu ớt, mà đã thì phải tập cho nhiều, cho mạnh và nặng như chạy bộ, tập tạ hoặc tập võ… thì mới đỗ mồ hơi mới khỏe nhưng những người bị bệnh như tôi làm sao có thể tập được như thế cho nên tôi mới nói tập khí công là con đường duy nhất vì những bài tập khí công chỉ đơn thuần là những động tác cực kì nhẹ nhàng chậm rãi kèm hít thở đúng cách thì cũng đủ làm cho ta đỗ mồ hôi đầm đìa như tắm. Những thành quả mà tôi đạt được kể trên chỉ mới là do tôi tập mởi ngày nữa tiếng (mỗi bài tập 1 lần)
Nếu siêng năng tập luyện ngày vài ba giờ thì có lẽ sẽ tốt hơn và tôi sẽ tập như vậy vì bây giờ thì có lẽ tốt hơn và tôi sẽ tập như vậy vì bây giờ đã là hè.