Tập khí công để tăng cường sức khoẻ thì bạn phải biết có sự tồn tại của nó bên trong thân thể bạn và phải biết nó lưu thông như thếnào và bạn phải biết làm sao cho nó lưu thông mạnh mẽ lên và lưu thông nhẹ nhàng êm ái khi bạn mong muốn.
Cảm nhận khí
Khí là năng lượng sự sống vì thếkhi nó mạnh thì bạn hưng phấn cử động muốn làm việc “thịnh dương khí” còn như bạn thấy mệt mỏi muốn nghỉ ngơi là “thịnh âm khí”. Cảm nhận khí được thể hiện như thế đó các bạn. Điều này giải thích sự tồn tại khí bên trong bạn rồi …khí tuy vô hình nhưng vẫn cảm nhận được nó.
Để hình dung thêm về khí bạn coi thân thể là cái máy vi tính không có điện thì nó không hoạt động. Còn bạn khi tự nhéo mình bạn cảm giác đau đớn, bạn cũng hiểu rằng bên trong bạn có hệ thần kinh nhận được cái nhéo và gửi lên não, nhưng hệ thần kinh cũng là dạng vật chất nó cũng cần có năng lượng bên trong nó nó mới hoạt động được như phần mềm máy vi tính cũng cần điện mới sử dụng được.
Vậy khí khiến cho hệ thần kinh và các bộ phận cơ thể khác của bạn vận hành được, khi bạn nhéo chỗ cơ nào thì chỗ đó có sự nhiễu loạn khí khu vực đó. Não bạn nhận ra sự nhiễu lọan khí tại chỗ đó và can thiệp tìm cách xử lý nguyên nhân gây ra nhiễu lọan đó.
Theo khí công và y thuật, khí trong cơ thể chia làm hai loại : loại nuôi dưỡng và loại bảo vệ.
+ Loại nuôi dưỡng là khí gửi đến tạng phủ hay tế bào cho nó thực hiện chức năng nó trong cơ thể hoàn chỉnh
+ Loại khí bảo vệ được gửi đến bên ngoài tạng phủ hay tế bào tạo thành một hàng rào bảo vệ sự tấn công từ bên ngoài vào chỗ đó như sự lạnh, nóng … vì thế, muốn cho bạn có sức khoẻ bạn phải tập làm sao để quản lý tốt cả hai loại khí này. Khí âm là tồn tại trong cơ thể cho bạn cảm nhận gì đó tại chỗ đó khi có biến động. Còn khí dương là trạng thái vật chất tại chỗ đó nhìn thấy được khí có biến động gì đó.
Kết luận: khí âm là gốc của sự sống khiến cho khí dương lay động thay đổi vật chất tại chỗ đó và chổ đó tạo ra bên ngoài một sức mạnh hay thay đổi. Do vây, muốn khoẻ mạnh trong ngoài bạn phải biết làm cách nào cho khí lưu thông êm ái nhuần nhuyễn và phải biết cách lưu trữ nó nữa. Muốn thực hiện điều này bạn phải biết hệ thống đường giao thông của khí và hệ thống tích trữ khí bên trong cơ thể.
Các bác sỹ đông y từ lâu khám phá ra bên trong có 12 hệ thống giao thông khí và 8 hệ thống chứa khí bên trong cơ thể người còn gọi là 12 hệ thống kinh mạch chính và 8 kỳ kinh (kì kinh – bát mạch) . Mười hai kinh coi như mười hai dòng suối nối các đầu ngón tay và ngón chân với mười hai tạng phủ bên trong cơ thể người. 12 tạng phủ theo đông phương không giống sát sao như giải phẫu học của phương tây mà theo định nghĩa phương đông về chức năng {mọi thứ có tính năng tạng phủ}. Còn kỳ kinh như là tám bình chứa khí để điều hoà lưu lượng khí chứa từng nơi và điều hoà lưu thông khí cho toàn thân. Nếu khí trong kỳ kinh đầy đủ thì tất nhiên điều hoà được các dòng chảy khí trong 12 kinh chạy mạnh và có lưu lượng đều đều.
Nếu có sự nhiễu lọan khí một trong mười hai kinh thi dòng chảy khí ra mười đầu ngón tay chân và tạng phủ sẻ không đều và gây ra bệnh tật hay đau đớn và khai sinh ra khởi điểm nguồn bệnh. 12 luồng khí này về tốc độ và chất lượng khí khác nhau, các luồng khí đều bị tác động của não bộ, thời tiết bên ngoài, lúc sáng lúc trưa lúc chiều lúc tối, món ăn món uống do bạn mang vào bên trong cơ thể và do thái độ tính khí bạn nữa…. khi bạn giận khí lưu thông trong gan sẽ không bình thường, nóng khô bên ngoài hay ẩm ướt bên ngoài ảnh hưởng đến phổi, luồng khí này đều có chu kỳ sinh học riêng lúc nào nó chảy mạnh, lúc nào nó chảy yếu đều có giờ giấc cả. Ví dụ, như phổi chảy mạnh lúc 3-5h sáng và cường độ mạnh khí mổi kinh của người này đều không giống người kia. Thường khi 12 kinh không điều hoà thì kỳ kinh tham gia tự động để làm điều hoà dòng chảy. Ví dụ như có cái sốc gì xuất hiện thì có thông lượng khí trong mật sẽ kém thì kỳ kinh bổ sung ngay để bạn lấy lại bình thường như chưa có sốc. Đôi khi kỳ kinh không điều hoà được dòng chảy thi hậu quả thì nước tiểu bạn đổi màu khác bình thường.
Vì thế, khi mất cân bằng khí các bác sỹ đông phương dùng thảo dược hay châm cứu để duy trì quân bình âm dương. Ngoài ra, còn tập động công để duy trì âm dương cho thể xác và tĩnh khí công để duy trì âm dương trong suy nghĩ cũng cân bằng được âm dương. Đây chính là môn khí công mà chúng ta đang cố tâm tìm hiểu cách tập luyện nó.
Tây phương đã hiểu vấn đề này và giải thích khí là “điện sinh học bioelectricity “ và dòng chảy xác định bằng” lực điện từ sinh học “EMF electro magnetic force ” mô phỏng để hiểu đông phương về lưu thông khí. Từ đó tìm ra hai mục đích tập khí công:
+ Duy trì tốt dòng chảy khí: tập lưu thông tốt 12 kinh => tập bài Dịch cân kinh
+ Đổ đầy bình chứa khí: tập đổ đầy kỳ kinh => tập bài Bát đọan cẩm
Duy tì tốt dòng chảy thì phải xoá bỏ các cản trở lưu thông dòng chảy, để đổ đầy bình chứa phải biết gia tăng khí nạp và bình chứa. Để làm như thế ta phải tìm ra các nguồn để thực hiên các việc này, có bốn nguồn:
- Từ thiên nhiên bên ngoài: Ánh nắng mặt trời, trọng trường của mặt trăng, địa từ trường và hạn chếcác ảnh hưởng của các sóng như vi tính smartphone… cũng làm tăng dòng khí
- Từ ăn uống và thở: thức ăn thức uống , không khí được hệ thống tiêu hoá dùng biến đổi hoá học bên trong thành tinh, hệ thốnày khí công gọi là tam tiêu, tinh được chuyển hoá làm tăng dòng khí chảy, nên cần thức ăn thức uống phù hợp và đi du lịch nhiều nơi khí tốt .
- Từ suy nghĩ: ta muốn là được, vì khi có chủ ý sẽ khai sinh ra ý, đây là nguồn quan trọng nhất trong khí công chính nó khai sinh ra năng lượng dòng chảy, càng tập trung cao khí sản xuất ra càng nhiều tăng nhiều khí cho cơ bắp và gân cơ dao động sẽ sinh khí nhiều để tích lũy
- Từ tập luyện: biến đổi chất béo phì mở thành khí, nhiều bài tập động công có mục đích biến mọi thứ dư thừa còn trong cơ thể biến thành khí, từ đó ta thấy thái cực khí công là kết hợp cả hai nguồn vận động tập luyện và suy nghĩ để tăng khí, nên thái cực là môn khí công làm tăng khí nhanh nhất trong các môn khí công. Nhưng kết hợp luôn các khí công chuyên đề khác bạn sẽ tìm ra cách tập nhanh chóng hoàn hảo phù hợp với cấu trúc cơ thể riêng mình.
Giờ tập buổi sáng thì lấy được khí ánh nắng quay mặt sang hướng đông; buổi chiều tối thì quay sang hướng nam để thuận chiều địa từ trường cho tăng khí, lên núi tập hay môi trường thuận lợi cho khí tăng.