KỲ KINH BÁT MẠCH (THE EIGHT EXTRAORDINARY VESSELS)
Triễn khai chung quanh Thái Cực Trục của cơ thể là ba đan Điền, năm thứ Tinh &Thần, và Kỳ Kinh Bát Mạch. Những hệ thống Khí đó nuôi sống các bộ phận năng động nhất của cơ thể và 12 Kinh mạch Chính của cơ thể. kỳ kinh Bát mạch được gọi như thế bởi vì chúng có chức năng đặc biệt của Khí so với khí của 12 kinh chính. 8 đường mạch này có khả năng kỳ lạ để điều chỉnh những bể Khí nằm sâu trong cơ thể người .
Chúng là những mạchsanh ra đầu tiên (hoặc những Kinh đầu tiên) để tạo hình trong quá trình phát triển của Thai Nhi, và đôi khi được gọi là 8 Kinh Di Truyền (Ancestral channels), 8 Kinh Tiên Thiên (Prenatal Channels), 8 Kinh Tiền Thiên (Preheaven Channels), hay 8 Kinh Tâm Linh (Psychic Channels).
Những mạch này tạo sự hợp nhất của Khí của cha và mẹ, và sự nối kết của Khí trước khi sanh ra và khí có sau khi sanh ra của cơ thể. Mạch này nối kết kết nối chức năng với 12 Kinh Chính và chủ động tuần hoàn chân khí (Essence Energy) khắp cơ thể.
Sự bành trướng và thu nhỏ Khí của 8 Kỳ Kinh ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển lớn lên của những tế nào thai nhi đến khi sinh ra đời. Trong khí học bào thai người,xét trong không gian 3 chiều thì trứng vừa thụ tinh được thấy như một vật thể được mô tả bởi 8 mặt phẳng dọc theo 4 trục. Mỗi một mạch trong Kỳ Kinh Bát Mạch tương ứng với một trong những hướng sau:
– Trước / Sau – Mạch Nhâm và Mạch Đốc (Conception and Governing Vessels)
– Trên / Dưới : Mạch Âm Kiều và Mạch Dương Kiều (Yin and Yang Linking Vessels)
– Phải / Trái : Mạch Âm Duy và Mạch Dương Duy (Yin and Yang Heel Vessels)
– Bên trục bên trong / Bên Ngoài trục : Mạch Đới và Mạch Xung (Thrusting and Belt Vessels)
CHỨC NĂNG CỦA KỲ KINH BÁT MẠCH (THE FUNCTION OF THE EIGHT EXTRAORDINARY VESSELS)
Kỳ Kinh Bát Mạch vừa không liên kết trực tiếp vừa không có mối quan hệ bên trong / bên ngoài với những cơ quan nội tạng. chức năng nó Tương tự phân bổ Khí của ba đan Điền, Bát Mạch Kỳ Kinh cũng là những bể chứa để điều chỉnh sự phân bổ và tuần hoàn của Tinh và Khí bên trong cơ thể. Chúng là gốc tạo ra Khí trong cơ thể, cầu nối giữa Nguyên Khí (Gốc Tiên Thiên Khí – Original Prenatal Energy) với Khí Hậu Thiên của cơ thể.
Kỳ Kinh Bát Mạch phục vụ như là một bể chứa Khí (reservoirs of Qi).
Khi những bể chứa đó đầy, Khí sẽ tràn ra những Kinh mạch trung tâm hay Thái Cực Trục. Sự kích thích Thái Cực Trục mở rộng ý thức và gia tăng cảm nhận bằng trực giác.(expand consciousness and increases perceptual intuition).
Kỳ Kinh Bát Mạch có 5 chức năng chính: Chúng phục vụ như bể chứa của Khí, cất giữ và luân chuyển Tinh Khí, Tuần hoàn Vệ Khí (Wei Qi), điều chỉnh chu kỳ sống của cơ thể (regulate the body’s life cycles), và bổ sung hình thành một hệ thống nhất 6 tạng Dương chính với 6 tạng đặc biệt (Six Extraordinary Organs) và với Thận.
1. Chúng phục vụ như Bể chứa Khí. Nếu Khí chảy trong 12 Kinh chính trở nên quá mức, chúng tràn vào trong 8 Kỳ Kinh, trở nên như bể chứa Khí, nhận Khí Vượt mức (Excess Qi) để lưu giữ và phân bổ, trong khi cùng lúc phân bố điều hoà lại mức khí. Nếu Khí chảy trong 12 Kinh Chính bị thiếu hụt, khí cất giữ trong 8 Kỳ Kinhlại phân bổ ra để điều chỉnh dòng Khí trong cơ thể một lần nữa, mang chúng trở lại sự cân bằng.
2. Chúng lưu giữ và luân chuyển dinh Khí. 8 Kỳ Kinh dẫn Khí của chúng từ Thận và có vai trong lưu trữ và luân chuyển dinh Khí của cơ thể ra toàn bộ các mô cơ, đặc biệt ra vùng da và tóc và đến 6 tạng kỳ lạ (Curious), cũng được biết như 6 tạng di truyền. 6 tạng đặc biệt là Não Bộ (Brain), Xương (Bone), Tủy (Marrow), Máu (Blood), và Túi Mật (Gall Bladder) cũng bao gồm Tử cung (uterus) ở phụ nữ.
3. Chúng luân chuyển Vệ Khí (Wei Qi) (Khí bảo vệ) để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đốc Mạch (Governing Vessel), Nhâm Mạch (Conception Vessel), và Xung Mạch (Thrusting Vessel) có vai trò chính cho việc tuần hoàn Vệ Khí của cơ thể ra ngực (thorax), bụng (abdomen) và lưng (back).
8 Kỳ Kinh mang đến sự liên kết giữa Tinh của Thận (Kidneys Jing) và Vệ Khí (Wei Qi). Mặc dù Vệ Khí luân chuyển bởi Phổi , nhưng gốc gác là ở Thận. Điều đó làm sáng tỏ tại sao Thận lại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng tuần hoàn Vệ Khí của Phổi. Chức năng của Thận ở vùng Vệ Khí và vì thế hệ thống miễn dịch có thể trở nên dễ bị xâm nhập bởi các tác nhân bên ngoài, cũng như trong việc gây ra các căn bệnh dị ứng ví như hen suyễn. Nó cũng làm rõ tại sao Thận luôn là cội rễ của những hội chứng tim tiềm tàng (mệt mỏi mãn tính), gây ra bởi sự suy yếu chức năng Thận (Kidney Deficiency).
4. 8 Kỳ Kinh điều chỉnh chu kỳ sống của cơ thể. Trong chương đầu tiên của Hoàng Đế Nội Kinh (The Yellow Emperor’s Classic of Internal Medicine), Chu kỳ thay đổi của phụ nữ (mỗi 7 năm) và đàn ông (mỗi 8 năm) được điều khiển bởi Mạch Nhâm và Mạch Xung. Những chu kỳ sống đó liên quan đến Tinh của cơ thể và vai trò của 8 Kỳ Kinh trong việc vận chuyển và tuần hoàn Tinh của cơ thể (xem chương 13).
5. Chúng bổ sung hình thành 6 tạng kỳ lạ với 6 nội tạng Dương chính và Thận. 8 Kỳ Kinh cung cấp sự kết nối giữa não bộ, tử cung, mạch máu, túi mật, xương và tủy với dòng Khí bên trong cơ thể.
a. Não bộ được điều hoà khí bởi Đốc Mạch và Mạch Âm – Dương Kiều.
b. Tử Cung được điều hoà khí bởi Xung Mạch và Nhâm Mạch.
c. Mạch Máu được điều hoà khí bởi Xung Mạch
d. Túi Mật được điều hoà khí bởi Đới Mạch.
e. Tủy được điều hoà khí bởi Xung Mạch.
f. Xương được điều hoà khí bởi Xung Mạch và Nhâm Mạch.
6. Chúng bổ sung hình thành 4 Biển (Four Seas). hoàng đế nội kinh linh khu ..nói rõ, “Con người có 4 Bể… Bể Tủy (Sea of Marrow), Bể Máu (Sea of Blood), Bể Khí (Sea of Qi), và Bể Cốc loại hạt và Nước (Sea of Grain and Water)”. 8 Kỳ Kinh mang đến sự kết nối 4 bể với Khí bên trong của cơ thể.
a. Bể Xương là não bộ, và nó liên quan đến Đốc Mạch, Âm – Dương Kiều Mạch. Huyệt Bể Tủy nằm trên Đốc Mạch ở Phong Phủ GV-16 và Bách Hội GV-20. Khi Bể Tủy bị thiếu hụt, sẽ xảy ra những cơn đau đầu và chóng mặt.
b. Bể Khí nằm ở giữa Ngực, và được điều chỉnh bởi Nhâm Mạch tại huyệt Chiên Trung CV-17. Một số trường Khí Công Y Học duy trì rằng có 2 Bể Khí : Trung Đan Điền, là Bể Khí Hậu Thiên, và Hạ Đan Điền, là Bể Khí Tiên Thiên (được điều chỉ bởi huyệt Khí Hải CV-6 – Qihai). Khi Bể Khí trong tình trạng quá ngưỡng, xảy ra sự đầy tức ngực, khó thở (thở gấp), và đỏ da. Khi Bể Khí bị thiếu hụt, xảy ra sự thiếu Khí và nói năng không rõ ràng.
c. Bể Dinh Dưỡng (cũng được biết là Bể Cốc Loại và Nước) chính là Bao Tử, và nó được điều chỉnh bởi Xung Mạch, đường vào ở huyệt Khí Xung (St-30). Khí Bể Nước và Cốc Loại bị quá ngưỡng, sẽ xảy ra cảm giác bị đầy bụng. Khi Bể Nước và Cốc Loại bị thiếu hút, sẽ xuất hiện cảm giác đói bụng mà lại không muốn ăn.
d. Bể Máu (cũng được biết là Bể của 12 Kinh Chính) có liên quan đến Xung Mạch, Gan và huyệt Huyết Hải (Xuehai Sp-10). Những huyệt cũng được truy nhập thông qua huyệt Đại Trử (Bl-11), Thương Cự Hư (St-37), và Hạ Cự Hư (St-39). Khi Bể Máu vượt ngưỡng, cơ thể cảm thấy to lớn, khi Bể Máu bị thiếu hụt, cơ thể cảm thấy nhỏ bé. …….