Skip to content

Tinh khí thần là gì trong môn khí công

    Trời có ba báu là: Nhựt , Nguyệt , Tinh

    Đất có ba báu là: Thủy, Hỏa,Phong

    Người có tam bửu là: Tinh, Khí ,Thần

    Trời có ba báu ấy mà hoá sanh vạn vật, dưỡng dục muôn loài, chuyển luân càn khôn thế giới, phân ranh ngày đêm.

    Đất nhờ ba báu ấy mà mưa gió điều hòa, cỏ cây tươi nhuận thời tiết có bốn mùa.

    Người có tam báu để nuôi dưỡng thân thể, minh mẩn phát kiến khoa học giúp nhân loại.

    Con người qui được tam báu, ngũ hành thì đắc quả đạt đạo, còn chơi bời trác táng làm hư hoại tam bửu ngũ hành thì thân bại , hình người mà dạ thú. Vậy phải giữ gìn tinh , khí , thần như báu vật.

    TINH

    Tinh là chất dinh dưỡng hấp thụ từ tinh hoa đồ ăn sau khi được chuyển hoá cấu tạo nên cơ thể và dinh dưỡng cơ thể. Cái đem đến sự sống gọi là tinh .

    Tinh do thận tiết ra, mà thận là chủ của thủy nhận lấy tinh hoa của ngũ tạng, lục phủ mà tích trữ, cho nên ngũ tạng hưng thạnh thì tinh tràn đầy.

    Tinh là nguồn gốc của thân thể , nên giữ gìn được tinh thì không sợ bệnh hoạn. Nếu nguyên âm kém, thì nguyên dương lấn áp, giao động (hay ngược lại) , làm sức đề kháng của cơ thể bị giảm súc thì tà khí xâm nhập mà phát sanh bệnh.

    KHÍ

    Khí là chất li ti khó thấy như tinh khí của thức ăn chất uống lưu hành trong thân thể.

    Khí là sức hoạt động của nội tạng như khí lục phủ, khí ngũ tạng…

    Như vậy, khí bao hàm cả hai loại trên

    Theo nguồn gốc thì khí trời hít thở vào phổi và khí hoá sinh ra trong thức ăn uống đều gọi là khí hậu thiên.

    Còn khí chứa ở thận gọi là khí tiên thiên, vì nó bao gồm khí nguyên âm (thận âm) và khí nguyên dương (thận dương) bẩm thụ ở tiên thiên , nên còn gọi là nguyên khí.

    Hai khí tiên thiên và hậu thiên bao trùm bốn thứ:

    Nguyên khí, Tôn khí, Dinh khí và Vệ khí.

    Tôn khí (thượng tiêu ) chưá ở Thượng khí hải tại giữa ngực . Đó là chỗ vừa qui tụ vừa xuất phát vận hành trong toàn thân rồi lại trở về tại đó.

    Tôn khí và nguyên khí, một chứa ở lồng ngực và một chứa ở thận kết hợp nhau mới nuôi dưỡng cả cơ thể. Ta gọi chung cả hai là chân khí. Chân khí kết hợp với cốt khí làm cho cơ thể khỏe mạnh.

    Dinh khí (Trung tiêu) là thứ khí của thức ăn uống thuộc âm. Âm tính nhu thuận cho nên dinh khí đi ở trong mạch .

    Vệ khí (hạ tiêu) là khí mạnh trong đồ ăn uống nên thuộc dương đi ngoài mạch .Khi ta luyện khí thì âm dương ức chế lẫn nhau. Nếu tôn khí, dinh khí, vệ khí bất hoà trở ngại, ta sẽ bị bệnh.

    THẦN

    Thần là thái cực, là huyền bí của đại não nơi cơ thể con người. Thần chủ đạo việc phối hợp khí hóa âm dương .

    Thần biểu hiện sức sống . Cho nên thần còn thì sống, thần chết thì hết. Thần sung mãn thì ngươì khỏe mạnh , thần suy kém thì người yếu đuối.

    Quan hệ giữa tinh , khí, thần trong mỗi cơ thể là mấu chốt chủ yếu để duy trì sự sống. Cái mạng con người bắt đầu từ tinh, sống được là nhờ khí, mà chủ sinh mạng lại là thần. Để cho pháp luân thường chuyển thì khí sinh tinh, tinh dưỡng khí, khí dưỡng thần, rồi thần lại hoá khí.

    Tam báu hổ tương lẫn nhau. Tinh là cơ sở của thần, khí từ tinh hoá ra. Thần là mặt biểu hiện của khí .

    Sự thăng trầm của tinh , khí, thần quan hệ đến mạnh yếu của thân thể, sự mất còn của sự sống. Vì thế cổ nhân mới gọi tinh khí thần là tam bửu (ba món báu ), tức là nguồn gốc sinh mạng của con người.

    Các nhà đaọ học coi thần là Thái cực nơi cơ thể con người .

    Thần chủ đaọ viêïc phối hợp khí hóa âm dương mà ta thường gọi là thần khí , thần sắc.

    Nên thần mất tạng tuyệt, vì các tạng có nhiệm vụ :

    • Can tàng hồn ,
    • Tâm tàng thần,
    • Thận tàng tinh,
    • Phế tàng phách và
    • Tỳ tàng trí ý.

    Như thế , thần luân chuyển họat động , biến hóa vô cùng , không có chúng sanh nào mà không có thần ngự trịa

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *