Skip to content

Bát đọan cẩm

Bài tập khí công của phái Võ đang đã có từ hơn 1.000 năm nay ở Trung Quốc; có tác dụng phòng trị bệnh cho cả người già lẫn người trẻ, người ốm lẫn người bình thường. Danh sách 8 động tác như sau :

 

1. Lưỡng thủ kình thiên lý tam tiêu (Hai tay chống trời điều lý cả vùng Tam tiêu)
2. Tả hữu khai cung tựa xạ điêu (Tay trái, phải dương ra như xạ điêu bắn cung)
3. Điều lý tỳ vị đơn cử thủ (Điều hòa tỳ vị một tay đẩy lên)
4. Ngũ lao thất thương, vọng hậu tiều (Liếc nhìn phía sau, xua đi những hao mòn cho sức khỏe)
5. Dao đầu bài vĩ khứ tâm hỏa (Lắc đầu vẫy đuôi xua hết tính nóng nảy)
6. Lưỡng thủ phang túc cố thận eo (Hai tay phang xuống chân, bền thận và giữ eo)
7. Toàn quyền nộ mục tăng khí lực (Nắm chặt tay, trợn mắt tăng khí lực)
8. Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu (Phía sau giậm gót bảy lần trăm bệnh tiêu tan)

Theo sơ đồ hệ thống kinh lạc, 8 đường kỳ kinh động tác tương đương 8 mạch như sau:

1 – Mạch Duong Duy : Bên trái
2 – Mạch Âm Duy : Bên phải
3 – Mạch Âm Kiều : Trên dưới, cúi được hay không
4 – Mạch Duong Kiều: Trên dưới
5 – Mạch Ðới : Vòng bọc xung quanh
6 – Mạch Xung : Trục giữa
7 – Mạch Nhâm : Phía trước (5 ngón chân đỏ về phía trước =. tập nhâm)
8 – Mạch Đốc: Phía sau (đứng gót nghiêng về phía sau => tập đốc )

Về bài Bát đoạn cẩm trong khí công chữa trị cột sống giai đọan luyện tinh của bát đọan cẩm:

+ Bài tập 8 động tác mẫu cho một đốt sống
Nên nếu các đốt sống khác nhau về góc xiên hay vị trí khác nhau trong ba đọan cong cột sống thắt lưng , ngực cổ, sẽ tập khác nhau, nếu tính sát sao sé có 24 x 8 = 192 động tác tập

+ Trước khi tập cần chuẩn xác cột sống có bệnh chưa
Không tật bệnh qua bài trạm trang hay bài kiểm tra động thẳng ba đường cong cột sống luôn cân bằng ít nhất đứng hai mươi phút để kiểm tra độ thẳng đứng và độ xiêu vẹo, độ dày từng đĩa đệm. Vậy bạn nào có bệnh cột sống cần chuẩn hoá cột sống mới tham gia tập luyện mới đạt hiệu quả cao. Phải hiểu biết tư thế nào đè nặng lên cột sống để tập cho thích hợp bệnh trạng.

+ Tập để đưa máu huyết đến không phải tập vận động nhiều mà chậm để chờ máu đến
Tập ý thức đưa máu huyết đến vị trí yếu kém để phục hồi trạng thái khoẻ cho nó, nên cần tĩnh nhiều hơn động trong động tác dùng ý bất dùng lực dùng lực ảo nhiều hơn lực tật, nhưng để tạo trạng thái đó cần tác dụng lực trước dần loại bỏ, hoặc dùng thở khí công dẫn khí đến trong trường hợp vị trí không dùng động được ví như cơ trơn phải dùng ý.

+ Tập đốt sống nào phải hiểu vị trí và khả năng vận động của nó
Lưu ý cẩn trọng vị trí chuẩn xác của đốt sống độ nghiên của nó, vị trí trong lưng, cảm nhận chuẩn vị trí sau thời gian luyện tập, ban đầu quan tâm tam tiêu ba nhóm vị trí cột sống bảy đốt sổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, động công ba nhóm khác nhau độ to lớn đốt sống cũng vậy, tính năng chuyển động của ba nhóm này cần quan tâm, xoay quanh trục , xoáy trôn ốc, lật trước sau và lật trái phải.

+ Thở khí công bát đoạn cẩm
Trường hợp cột sống đang bệnh phép thở khí công tác dụng đến cột sống phải vận dụng tích hợp với bát đọan cẩm

+ Tư thế tập:
1. Nằm có
2. Đứng có
3. Ngồi có
4. Thiền có
5. Đi có
6. Thở khí công có

+ Cần có cấu hình cột sống để tập cho chuẩn xác
Khi tập phải có chụp hình cột sống bệnh ban đầu sau thời gian tái xét nghiệm phải giảm bệnh thì tập đã thành công cứ thế mà tiếp tục tập.

+ Khí công cột sống cần có nhiều bài thích hợp cần vận dụng kết hợp bát đọan cẩm:

Hồi xuân công
Đại nhạn khí công
Thái cực khí công
Bát quái khí công …
Trên đây một số lưu ý cho bạn tập khí công cột sống, còn về khí có thể chữa bệnh tiểu đường, kèm tác động vận hành khí của kỳ kinh luyện khí của bát đọan cẩm, sẽ có bài viết chuyên đề.