Skip to content

81 huyệt vị đặc hiệu của Trung y thường dùng

    Các bạn học Trung y đều biết, toàn bộ cơ thể có 52 đơn huyệt, 309 song huyệt, 50 huyệt kỳ kinh, tổng cộng là 720 huyệt vị. Trong đó, có một số huyệt vị đối với triệu chứng có tính tạm thời như giảm đau, mất ngủ… hiệu quả rất rõ rệt, đã được người trong ngành đánh giá là “huyệt đặc hiệu thần kỳ”. Hôm nay tổng kết chỉnh lý giới thiệu tới mọi người 81 huyệt vị đặc hiệu của Trung y thường dùng.

    1. Huyệt đặc hiệu chữa phát sốt——Khúc Trì
    2. Huyệt đặc hiệu chữa đau họng——Thiếu Thương
    3. Huyệt đặc hiệu chữa ho—— Liệt Khuyết
    4. Huyệt đặc hiệu chữađau ngực——Cự Khuyết
    5. Huyệt đặc hiệu chữa hung muộn—— Đốc Du
    6. Huyệt đặc hiệu chữa choáng ngất—— Nhân Trung
    7. Huyệt đặc hiệu chữa ẩu thổ (nôn)—— Hợp Cốc
    8. Huyệt đặc hiệu chữa đau bụng trên—— Trung Quản
    9. Huyệt đặc hiệu chữa đau bụng dưới—— Đại Hoành
    10. Huyệt đặc hiệu chữa trướng bụng——Kiến Lý
    11. Huyệt đặc hiệu chữa ách nghịch——Huyệt Cách khu
    12. Huyệt đặc hiệu chữa đại tiện bí——Chi câu
    13. Huyệt đặc hiệu chữa phù chi dưới——Tam Âm Giao
    14. Huyệt đặc hiệu chữa phù mặt——Thái Khê
    15. Huyệt đặc hiệu chữa đau đỉnh đầu——Tứ Thần Thông
    16. Huyệt đặc hiệu chữa thiên đầu thống——Thái Dương
    17. Huyệt đặc hiệu chữa đau vùng trước trán—— Ấn Đường
    18. Huyệt đặc hiệu chữa chóng mặt——Phong Trì
    19. Huyệt đặc hiệu chữa tắc mũi ——Nghinh Hương
    20.Huyệt đặc hiệu chữa cơn đau quặn thận—— Thận Du
    21.Huyệt đặc hiệu chữa cơn đau quặn mật——Dương Lăng Tuyền
    22.Huyệt đặc hiệu chữa cánh tay tê bì——Thủ Tam Lý
    23.Huyệt đặc hiệu chữa cơ mắt co giật——Toản Trúc
    24.Huyệt đặc hiệu chữa gặp gió chảy nước mắt——Thừa Khấp
    25.Huyệt đặc hiệu chữa eo lưng đau mỏi——Ủy Trung
    26.Huyệt đặc hiệu chữa bắp chân bị chuột rút—— Thừa Sơn
    27. Huyệt đặc hiệu chữa người già chảy nước mũi ——Nghinh hương
    28.Huyệt đặc hiệu chữa miệng khô lưỡi táo——Thiên trì
    29.Huyệt đặc hiệu chữa chứng nghiến răng—— Nội đình
    30.Huyệt đặc hiệu chữa tim đập nhanh—— Thiếu hải
    31.Huyệt đặc hiệu chữa tim đập chậm——Thông lý
    32.Huyệt đặc hiệu chữa đau thắt ngực—— Nội quan
    33.Huyệt đặc hiệu chữa bệnh viêm cơ tim nhiễm khuẩn——Tâm du
    34.Huyệt đặc hiệu chữa huyết áp thấp—— Tố liêu
    35.Huyệt đặc hiệu chữa mất ngủ—— An miên
    36.Huyệt đặc hiệu chữa hen suyễn—— Định suyễn
    37.Huyệt đặc hiệu chữa loét dạ dày tá tràng—— Trung quản
    38.Huyệt đặc hiệu chữa đau dây thần kinh liên sườn—— Dương lăng tuyền
    39.Huyệt đặc hiệu chữa các chứng viêm túi mật, sỏi mật —— Đởm nang
    40.Huyệt đặc hiệu chữa thiếu máu—— Tỳ du
    41.Huyệt đặc hiệu chữa tăng lipid máu——Phong long
    42.Huyệt đặc hiệu chữa mai hạch khí—— Tứ quan
    43.Huyệt đặc hiệu chữa cường chức năng tuyến giáp—— Cao hoang
    44.Huyệt đặc hiệu chữa sỏi tiết niệu——Hạ cực du
    45.Huyệt đặc hiệu chữa kinh nguyệt trước kỳ—— Thái xung
    46.Huyệt đặc hiệu chữa bế kinh——Khí hải
    47.Huyệt đặc hiệu chữa đau bụng kinh—— Tam âm giao
    48.Huyệt đặc hiệu chữa vị trí của thai nhi không đúng——Chí âm
    49. Huyệt đặc hiệu chữa tắc sữa —— Đản trung
    50.Huyệt đặc hiệu chữa hội chứng mãn kinh——Huyết hải
    51.Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em biếng ăn——Thừa tương
    52.Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em suy dinh dưỡng——Giáp tích Hoa Đà
    53.Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em chảy dãi—— Dũng tuyền
    54.Huyệt đặc hiệu chữa chứng trẻ emđái són——Bàng quang du
    55.Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em khóc dạ đề 一 Nhất thôi thiên hà thủy ( là dài huyệt từ nếp gấp trong cẳng tay kéo dài đến nếp gấp khủy tay)
    56.Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em tiêu chảy—— Thiên khu
    57.Huyệt đặc hiệu chữa vẹo cổ——Thiên tông
    58.Huyệt đặc hiệu chữa bong gân mắt cá chân——Hoàn khiêu
    59.Huyệt đặc hiệu chữa rối loạn khớp cùng chậu——Phi dương
    60.Huyệt đặc hiệu chữa viêm quanh khớp vai—— Chiếu hải
    61.Huyệt đặc hiệu chữa bong gân cổ tay—— Dương trì
    62.Huyệt đặc hiệu cứng cổ gáy—— Kiên tỉnh
    63.Huyệt đặc hiệu chữa tê ngón tay út—— Tiểu hải
    64.Huyệt đặc hiệu chữa ngứa quanh hậu môn——Trường cường
    65.Huyệt đặc hiệu chữa vết chân chim ở mắt—— Đồng tử liêu
    66.Huyệt đặc hiệu chữa thâm quầng mắt—— Tứ bạch
    67.Huyệt đặc hiệu chữa viêm loét khoang miệng lặp đi lặp lại——Lao cung
    68.Huyệt đặc hiệu chữa rối loạn công năng khớp dưới hàm—— Hạ quan
    69.Huyệt đặc hiệu chữa viêm họng mạn tính——Thái khê
    70.Huyệt đặc hiệu để bổ hư —— Quan nguyên
    71.Huyệt đặc hiệu chữa chân tay lạnh—— Khí hải
    72.Huyệt đặc hiệu giải cơn buồn ngủ—— Thượng tinh
    73.Huyệt đặc hiệu tăng cường lực cổ tay—— Đại lăng
    74.Huyệt đặc hiệu cải thiện tình dục của nữ—— Hồi xuân (chính là huyệt Thập tuyên)
    75.Huyệt đặc hiệu cải thiện tình dục của nam—— Tinh hoàn
    76.Huyệt đặc hiệu kéo dài thời gian cương cứng——Quan nguyên du
    77.Huyệt đặc hiệu chữa xuất tinh sớm——Đại trường du
    78.Huyệt đặc hiệu giúp người già duy trì sinh hoạt tình dục—— Âm liêm
    79.Huyệt đặc hiệu làm dịu thần kinh——Thần đình
    80.Huyệt đặc hiệu ổn định cảm xúc——Thiếu phủ
    81.Huyệt đặc hiệu chữa say tàu xe——Cưu vĩ

    Mỗi huyệt có 1 tên, tuy nhiên cũng có nhiều huyệt có rất nhiều tên như huyệt Bá Hội có đến 10 tên gọi khác nhau, hoặc huyệt Trường Cường có 14 tên gọi khác nhau… Chúng tôi ghi tên chính của huyệt, các tên gọi khác được xếp vào mục ‘Tên Khác’ để tham khảo.

    Việc đặt tên huyệt có thể thường được dựa theo 1 số yếu tố sau:

    – Đặt Tên Theo Cách So Sánh

    So sánh hình thể nơi có huyệt, thấy giống 1 số hình thể tự nhiên nào đó, thì lấy tên hình thể đó mà đặt cho huyệt. Thường dựa theo:

    + Hình dáng núi (Sơn) như Thừa Sơn (Bq.57), Sơn Căn…

    + Khe suối (Khê) như Hậu Khê (Ttr.3), Hiệp Khê (Đ.43)…

    + Con suối (Tuyền) như Âm Lăng Tuyền (Vi.10), Cực Tuyền (Tm.1)…

    + Hang (Cốc) như Hợp Cốc (Đtr.4), Tiền Cốc (Ttr.2)…

    + Giếng (Tỉnh) như Kiên Tỉnh (Đ.21), Thiên Tỉnh (Ttu.10)…

    + Ao (Trì) như Khúc Trì (Đtr.11), Thiên Trì (Tb.1)…

    + Đầm lầy (Trạch) như Khúc Trạch (Tb.3), Xích Trạch (P.5)…

    + Rãnh nước (Câu) như Chi Câu (Ttu.6), Thuỷ Câu (Đc.26)…

    + Vực sâu (Uyên) như Thái Uyên (P.9), Uyên Dịch (Đ.22)…

    -Dựa Theo Tên của 1 bộ phận cơ thể

    Thí dụ: Nhũ Trung: giữa đầu vú.

    Huyệt Ngạch Trung: giữa trán.

    -Dựa vào vị trí vùng huyệt

    + Ở đầu, thêm từ Đầu vào phía trước tên huyệt. Thí dụ: Đầu Khiếu Âm, Đầu Lâm Khấp…

    + Ở tay thêm từ Thủ vào phía trước tên huyệt. Thí dụ: Thủ Ngũ Lý, Thủ Tam Lý.

    + Ởû bụng, thêm từ Phúc vào trước tên huyệt. Thí dụ: Phúc Thông Cốc…

    + Ở chân thêm từ Túc vào trước

    Tên Huyệt:

    Túc Tam Lý, Túc Lâm Khấp…

    + Ở thátw lưng thêm từ Yêu vào trước tên huyệt. Thí dụ: Yêu Dương Quan…

    -Dựa theo Tác Dụng Trị Liệu

    Thí dụ: Cử Tý (huyệt có tác dụng trị tay [tý] liệt không nhấc [cử] lên được), Á Môn (huyệt có tác dụng trị câm (á), Nghênh Hương (huyệt có tác dụng đón (nghênh) mùi thơm (hương)…

    -Dựa theo biện chứng YHCT

    + Quan hệ với Âm Dương như Âm Lăng Tuyền, Dương Lăng Tuyền, Âm Cốc, Dương Khê…

    + Liên hệ đến Tạng Phủ: Phế Du, Tâm Du, Can Du, Tỳ Du, Thận Du…

    + Liên hệ đến khí: Khí Hải, Khí Xung..

    + Liên hệ với huyết: Huyết Hải, Huyết Sầu…

    – Ý Nghĩa Tên Huyệt
    Ngày xưa, khi đặt tên cho 1 huyệt nào đó, người xưa đã có 1 ẩn ý nhất định nào đó tuy rằng cho đến nay, vì nhiều lý do, chúng ta chưa có điều kiện hiểu rõ hết toàn bộ các ý nghĩa đó. Cũng 1 huyệt, tùy theo sự hiểu biết của mình, mỗi tác giả có thể hiểu nột cách khác nhau.

    Thí dụ: Cũng huyệt Chi Câu (Ttu.6),

    – Sách ‘Trung Y Cương Mục’ giải thích: “Chi = cành, nhánh, ý chỉ tay chân.

    Câu = đường mương hẹp. Huyệt nằm trong chỗ hẹp giữa xương trụ và xương quay, nơi kinh khí chảy qua giống như nước chảy trong đường mương, vì vậy, gọi là Chi Câu”.

    -Sách ‘Kinh Huyệt Thích Nghĩa Hội Giải’ lại giải thích như sau: “Ngày xưa, việc đào đất gọi là Cấu. Vì nhánh của huyệt thẳng với huyệt Gian Sử của kinh thủ Quyết Âm Tâm Bào, đường mạch đi của huyệt giống như nước rót vào trong mương, vì vậy, gọi là Chi Cấu”.

    Hiểu rõ được ý nghĩa của tên huyệt có thể giúp:

    -Dễ nhớ đến vị trí vùng huyệt: Thí dụ: Huyệt Ngạch Trung. Ngạch = trán, Trung = giữa, chỉ cần nói đến tên huyệt là biết ngay huyệt ở vị trí giữa trán.

    – Biết được tác dụng bệnh lý liên hệ với huyệt.

    Thí dụ: Huyệt Huyết Áp Điểm. Nói đến huyệt là biết ngay tác dụng của huyệt đối với việc điều chỉnh huyết áp.

    – Biết được tác dụng sinh lý của huyệt.

    Thí dụ: Huyệt Khí Hải (Nh.6). Huyệt là nơi giống như biển chứa khí.

    – Hiểu rõ tác dụng của huyệt.

    Thí dụ: Huyệt Tình Minh. Tình = con ngươi mắt. Minh = sáng. Nhắc đến huyệt là biết ngay tác dụng của huyệt là làm cho sáng mắt.

    – Ghi Tên Gọi của 1 huyệt
    Tuy nguồn gốc tên gọi của huyệt bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng ngày nay, châm cứu đã hầu như phổ biến trên toàn thế giới, vì thế, tên gọi của mỗi huyệt thường được phiên âm, đặt, gọi sao cho thích hợp với từng ngôn ngữ của mỗi nước.

    Thí dụ: Huyệt thứ nhất của kinh Phế:

    . Tiếng phiên âm của Trung Quốc là Zhòng Fú.

    . Phiên âm của Việt Nam là Trung Phủ.

    . Phiên âm của tiếng Anh là Chung Fu.

    . Phiên âm của tiếng Pháp là Tchong Fou.

    Người của nước này, khi muốn tra cứu tài liệu ở nước khác, sẽ thấy khó khăn trong việc thâu thập vì bất đồng ngôn ngữ, chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có ‘Danh Pháp Quốc Tế’.

    Trong hội nghị ‘Tiêu Chuẩn Hoá Danh Pháp Quốc Tế’ về châm cứu khu vực Tây Thái Bình Dương, do Tổ Chức Y Tế Thế Giới tổ chức tại Manila (Philipin), từ ngày 14-20 tháng 12 năm 1982, Nhóm ‘Tiêu Chuẩn Hóa Danh Pháp Quốc Tế’ của Việt Nam đã có 1 số đề nghị như sau:

    a) Về tên gọi quốc gia, có thể theo cách thức sau:

    . Dùng tên gọi cổ truyền (ở những nước đã có tên gọi cổ truyền).

    . Dùng tên gọi theo phiên âm từ tiếng Trung Quốc ra tiếng riêng của quốc gia mình (nếu chưa có tên gọi riêng).

    b) Về tên gọi quốc tế, có thể theo cách thức sau:

    . Dùng số La Mã để đánh số các đường kinh.

    . Dùng số A Rập để đánh số các huyệt Châm cứu trên mỗi đường kinh.

    . Số 0 để đánh số các huyệt Ngoài Kinh.

    Như vậy, 1 huyệt cụ thể sẽ được ghi như sau:

    Thí dụ: Huyệt thứ nhất của kinh Phế tức huyệt Trung Phủ được ghi là: I. 1.

    Số I La Mã là biểu hiện cho kinh Phế, vì kinh Phế đứng thứ 1 trong 12 đường kinh. Số 1 A Rập cho biết đây là huyệt thứ 1 của kinh Phế.

    Thí dụ: huyệt Chương Môn, ghi là XII. 13. Số XII cho biết đó là kinh Can, số 13 cho biết huyệt Chương Môn là huyệt thứ 13 của kinh Can…

    Các huyệt khác cũng theo cách trên mà tính.

    Riêng huyệt Ngoài Kinh, vì số huyệt ngày càng nhiều, lại không thống nhất, do đó, hơi khó khăn trong việc ghi số thứ tự.

    Thí dụ: huyệt Ngư Yêu,

    . Theo sách ‘Châm Cứu Học’ của Viện Đông Y Việt Nam xuất bản năm 1984 ghi là 03 (theo cách tính của Việt Nam).

    . Sách ‘An Explanatory Book Of The Newest Illustration Of Accupuncture Points’ của HongKong, in năm 1981 thì huyệt Ngư Yêu lại là 06, huyệt số 03 của họ lại là huyệt Ấn Đường.

    Sở dĩ có sự khác biệt trên vì số huyệt cũng như cách tính của 2 quyển sách trên khác nhau. Sách ‘Châm Cứu Học’ của Việt Nam chỉ trình bày có 39 huyệt nhưng sách của HongKong lại giới thiệu đến 171 huyệt…

    + Riêng huyệt Mới (Tân Huyệt) thì lại chưa được đề cập đến dù con số Huyệt Mới hiện nay không phải là ít.

    Ngoài ra, dù Việt Nam đã có Viện Châm Cứu, cơ quan đầu ngành về châm cứu nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa có được tài liệu chính thức công bố tên gọi của các huyệt, vì vậy, nhiều tên huyệt vẫn còn chưa thống nhất vì:

    + Theo trình độ hiểu biết của dịch giả: cũng huyệt Trung Chử, sách ‘Châm Cứu Học’ của Viện Đông Y ghi là Trung Chữ, 1 số học giả lại cho rằng phải dịch là Trung Chử mới đúng thanh vận (bản dịch Nội Kinh Linh Khu của Huỳnh-Minh-Đức) … Sách ‘Châm Cứu Học’ Việt Nam ghi là Tinh Minh, nhưng nếu dịch đúng bản văn tiếng Trung Quốc lại phải đọc là Tình Minh… Huyệt Kinh Cừ (Phế 8), có sách ghi là Kinh Cừ, có sách ghi là Kinh Cự, Huyệt Chi Câu, có sách ghi là Chi Cấu, có sách ghi là Chi Câu…

    + Theo phát âm của từng vùng: Thí dụ: huyệt miền Bắc gọi là Hoạt Nhục Môn (Vi.24), miền Nam gọi là Hượt Nhục Môn, miền Bắc phát âm là Bản Thần, miền Nam phát âm là Bổn Thần…

    Hy vọng trong tương lai gần đây, việc định danh tên huyệt sẽ được chú ý hơn.

    Tạm thời, đối với kinh chính và 2 mạch Nhâm Đốc, chúng tôi theo tên gọi trong sách ‘Châm Cứu Học’ của Viện Đông Y Việt Nam, bản in năm 1984, còn huyệt Ngoài Kinh và Huyệt Mới, chúng tôi theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ bản in 1974 và ‘Châm Cứu Học Từ Điển’ của Thượng Hải 1987.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *