Skip to content

Định nghĩa khí và khí công

    Khí?

    Muốn hiểu được khí công bạn phải hiểu khí là gì? Khí là năng lượng hay sức mạnh của thiên nhiên tồn tại trong thế giới vũ trụ quanh chúng ta. Có ba lọai khí: thiên khí, địa khí, nhân khí.

    + Thiên khí: là các năng lượng tác động trên các vật thể ngoài trái đất còn gọi là bầu trời hay xa hơn là vũ trụ như ánh nắng ánh trăng, tác động mặt trăng lên thực thể. Người xưa, coi như thiên khí kiểm soát được thời tiết, khí hậu và thiên tai, nếu có sự mất cân bằng phải làm sao cho có sự cân bằng trở lại. Khi thiên khí có một căn bằng mới thì có khi gió sẻ nổi lên, mưa có thể rơi, bão tốphong ba cũng có thể xảy ra. Thiên khí cũng ảnh hưởng đến con người, khai sinh ra môn tiên đoán vận mệnh và thiên văn để dự đoán về thời tiết

    + Địa khí: Hấp thụ thiên khí và bị ảnh hưởng bởi thiên khí. Địa khí dưới tác động và điều khiển bởi thiên khí nếu mưa nhiều có thể thay đổi dòng chảy của một con sông trên trái đất. Không mưa cây cối có thể chết khô. Địa khí biểu hiện bằng địa từ trường và sức nóng thâm sâu bên trong lòng đất. Các năng lượng này mất cân bằng sẽ gây ra động đất và các thiên tai khác. Nếu địa khí cân bằng đất đai nơi đó cây xanh trù phú sinh vật đông đúc sinh tồn. Vì thế, cho nên con người, động vật, thực vật đều có riêng cho nó một khí riêng và luôn giữ cân bằng âm dương để sinh tồn. Nếu mất cân bằng sẽ bị bệnh, chết và phân rã vào đất .

    + Nhân khí: Bị tác động tương tác bởi hai loại khí trên, chúng ta cũng biết rằng tất cả vật sinh tồn trên trái đất luôn cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bới các chu kỳ sinh hoạt của thiên khí và địa khí mà. cái lý luận trên được định nghĩa là” đạo “của thiên nhiên. Đạo giải thích cho bạn hiểu thiên khí và điạ khí. Bởi vì thế khi bạn tập khí công chủ đề quan trọng nhất vẫn là sao cho cơ thể và tinh thần bạn phải luôn được bảo vệ, khi có sự mất cân bằng âm dương của thiên khí và địa khí thì bạn mới khoẻ và kéo dài được tuổi thọ, ngoài sự cân bằng âm dương chính bên trong bạn là chủ đề thứ hai. Các chủ đề về cân bằng âm dương nhân khí đối với thiên khí và địa khí đều được mô tả trong cuốn triết học đông phương nổi tiếng là “Kinh Dịch” và tồn tại nhiều ngàn năm qua. Cuốn sách là kim chỉ nam cho người xưa để trồng trọt và thu hoạch khi mùa màng thay đổi và nhận thấy rằng nó có chu kỳ sinh hoạt rất rõ ràng.

    Môn khí công từ đó khai sinh ra, tìm ra phương pháp tập thếnào để nhân khí không bị ảnh hưởng bởi thiên khí và địa khí, khai sinh ra thuyết “Thiên nhân hợp nhất” trong khí công. Làm sao để khí luân chuyển luôn tốt không bị ảnh hường bởi thời tiết hay biến động bên ngoài của đất và trời. Nên khi có biến động thời tiết cơ thể người không bị bênh tật.

    Khí công là gì?

    Khi đã biết về khí tồn tại trên trời – dưới đất và trong con người, thực vật và động vật, các loại khí này tương tác lẫn nhau và có thể trao đổi cho nhau, năng lượng này có thể chuyển thành năng lượng kia. Cũng có nghĩa là thời gian luyện tập và tổng sốnăng lượng hay khí kiếm được trong luyện tập. Như thế cái tài năng kiếm được khí cũng do nhẫn nại kiên trì luyện tập lâu dài mới có được. Cái khí kiếm thêm được trong cơ thể, như thếcũng có nghĩa là kết quả công phu nhẫn nại, kiên trì học được lý thuyết nghiên cứu và thực hành tập luyện kiếm được khí, thiên khí lớn nhất bao trùm địa khí và địa khí bao trùm nhân khí.

    Nhân khí là thành phần nhỏ trong các loại khí, nhưng khi nói đến khí công người ta chỉ đề cập đến nhân khí làm chủ đạo. Để hiểu thiên khí ”các nguyên lý liên quan đều nằm trong lý luận thiên văn ngũ hành bát quái kinh dịch, còn địa khí là nghành phong thủy và nghành địa lý đất đai.

    Nhân khí bị ảnh hưởng bởi thiên khí – địa khí nên mối tương quan đó quyết định vận mệnh sinh tồn của con người đó, sinh ra môn bói toán và dự đoán tương lai của con người. Các nghiên cứu về nhân khí đả có kết quả hiện nay như châm cứu giác hơi, mát xa, đông dược thảo, tĩnh khí công, động khí công, tất cả đều có mục đích chung là điều hoà căn bằng âm dương nhị khí trong cơ thể người. Tĩnh khí công và động khí công hiện nay được phổ biến rộng rãi, lên đến hàng triệu người tham gia và nó cũng được vận dụng trong đạo giáo và phật giáo để tu tâm đi đến kết quả thăng hoa thần của con người lên đỉnh cao nhất trong tôn giáo. Để tránh nhầm lẫn với các suy nghĩ, khác ta tạm thu gọn định nghĩa lấy “khí công” coi như là một” nền văn hoá xây dựng nhân khí ““

    Các bài luyện thở khí công

    Khi tập khí công đã có nội khí,  học viên tập dần đến các loại thở liệt kê sau:

    • Thở bụng thuận nghịch thở hoàn cách mô ngực
    • Thở đan điền, ép nội khí, tích nội khí thở, cách mô khung chậu
    • Thở hội âm, luyện khóa xuất nguyên khí, cách mô niệu đạo
    • Thở đốc mạch hay thông nhâm đốc cho chạy kích các trung tâm nội khí, bơm xương cùn, bơm mệnh môn – bơm ngọc chẩm – bơm bách hội – bơm ấn đường – bơm trung lầu-bơm trung quản-bơm đan điền
    • Thở tích khí khu tam giác thương trung hạ đan điền…

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *